Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010
Trắc nghiệm chỉ số cảm xúc bản thân (EQ)
Trắc nghiệm chỉ số cảm xúc (EQ) nhằm giúp bạn tìm hiểu và cải thiện bản thân chứ không phải để tìm kiếm lỗi lầm. Vì vậy, hãy đánh giá bản thân qua các tình huống dưới đây và cho điểm mỗi câu từ 1 đến 5 điểm (1 là có ít và 5 là có nhiều).
Chỉ số EQ được cho là gấp đôi chỉ số IQ và kỹ năng kỹ thuật để kết hợp trong việc xác định ai sẽ là người xuất sắc.
1. Tôi vẫn thoải mái và tự tin dưới áp lực.
2. Tôi có thể xử lý cảm xúc tiêu cực, không để trở thành đau khổ.
3. Tôi tập trung, không bỏ sót cả những chi tiết nhỏ trong công việc.
4. Tôi sẵn sàng thừa nhận với những sai lầm.
5. Tôi nhạy cảm trước tâm trạng và cảm xúc của người khác.
6. Tôi có thể nhận thức phản hồi hoặc lời chỉ trích mà không trở thành cố chấp.
7. Tôi nhanh chóng lấy lại bình tĩnh khi tôi giận dữ hay buồn bã.
8. Tôi luôn có cảm giác trung thực trong giao tiếp.
9. Tôi có thể chấp nhận thực tế một cách nhanh chóng sau thất bại.
10. Tôi nhận thức được hành vi của mình tác động như thế nào với những người khác.
11. Tôi chú ý lắng nghe mà không vội vã kết luận.
12. Tôi có một kế hoạch (mỗi tháng một lần hoặc mỗi quý) để xem xét lại các mục tiêu của tôi như thế nào, có thật sự tôi muốn sống cuộc sống của tôi như thế không?
Số điểm của bạn:
Hãy cộng tất cả số điểm của 12 câu trên, mỗi câu từ 1 đến 5 điểm (1 là có ít và 5 là có nhiều). Sau đây là những gợi ý:
12-24 Xin khen ngợi sự thẳng thắn của bạn. Mặc dù bạn có thể là một chuyên gia kỹ thuật hoặc có IQ rất cao, nhưng chỉ số cảm xúc - EQ của bạn là khá thấp. Nó cho thấy, có thể bạn có một số công việc để làm. Nhưng nếu với chỉ số cảm xúc này, bạn có thể thấy mình thường chán nản, hoặc mất phương hướng trong cuộc sống.
• Bạn có dừng lại và chờ đợi để cho những cảm xúc mạnh mẽ vượt qua trước khi bạn phản ứng hay để cho cảm xúc lấn át?
• Bạn có để sự nông nỗi điều khiển - thay vì thiết lập kế hoạch của riêng bạn dựa trên khả năng?
• Bạn đáp ứng với thách thức cuộc sống bằng nỗi sợ hãi và bất an chứ không phải là niềm đam mê và mục đích?
Đừng tuyệt vọng! Trí thông minh cảm xúc không phải là bẩm sinh - nó có thể được học hỏi và cải thiện. Chúng ta có thể điều chỉnh, nâng cao nó, "Nếu cuộc sống là 10% những gì xảy ra cho chúng ta và 90% là do cách chúng ta phản ứng như thế nào, thì chính chúng ta nắm giữ quyền tạo ra cuộc sống chúng ta muốn!"
25 - 34 Những người có chỉ số cảm xúc trong phạm vi này thường thấy mình hụt hẫng so với đồng nghiệp và ngay cả người thân của họ. Họ dường như ít khả năng để đối phó với sự thay đổi, căng thẳng và khó khăn. Một số người cũng gặp trầm cảm hoặc cảm thấy mất mát trong cuộc sống.
• Bạn có để sự nông nỗi điều khiển - thay vì thiết lập kế hoạch của riêng bạn dựa trên khả năng?
• Bạn đáp ứng với thách thức cuộc sống bằng nỗi sợ hãi và bất an chứ không phải là niềm đam mê và mục đích?
EQ có thể được học hỏi và cải tiến với tưởng thưởng xứng đáng! Nghiên cứu của các nhà doanh nghiệp và người lao động tại một số các tổ chức hàng đầu thế giới cho thấy, chỉ số EQ được cho là gấp đôi chỉ số IQ và kỹ năng kỹ thuật để kết hợp trong việc xác định ai sẽ là người xuất sắc.
Nâng cao EQ giúp các mối quan hệ tốt hơn, sức khỏe nhiều hơn và triển vọng một cuộc sống hạnh phúc hơn! Để làm được việc này, bạn có thể bắt đầu từ sự tự nhận thức làm nền tảng để nâng cao EQ.
Hãy tự hỏi mình:
• Những tình huống thường tạo ra căng thẳng và stress cho bạn? Làm thế nào để bạn xử lý những tình huống này?
• Những suy nghĩ tiêu cực gì thường đến trong tâm trí của bạn? Chúng là những tưởng tượng hay sự thật trong thực tế?
• Bạn có e sợ khi chia sẻ nhu cầu và cảm xúc của bạn với những người khác?
Nếu chúng ta gặp khó khăn khi thể hiện nhu cầu tình cảm - nếu chúng ta thường xuyên quan tâm những người khác nghĩ gì với nhu cầu riêng của mình - đó là điều sẽ đưa đến cảm giác trống rỗng, thù địch, hay chán nản vào một ngày nào đó.
Đừng để điều này xảy ra cho bạn! Hãy chăm sóc bản thân mình! Quan tâm chính nhu cầu của bạn. Nó có thể khó khăn lúc đầu - nhưng nghiên cứu cho thấy nó sẽ còn hơn là một thắng lợi.
Vì vậy, hãy di chuyển vào trong 'vùng khó chịu' để thể hiện những nhu cầu và bạn sẽ được thưởng cho công việc khó khăn của bạn nhiều lần hơn!
Đây là một trong những bước quan trọng để gây dựng trí thông minh cảm xúc. Bạn sẽ được hạnh phúc hơn - và những người xung quanh bạn sẽ hiểu bạn nhiều hơn.
35 - 44 Bạn có điểm EQ trên mức trung bình - với nền cơ bản để phát triển!
Bạn có khả năng nhạy cảm với cảm xúc của những người xung quanh bạn - đồng nghiệp của bạn, bạn bè, gia đình và các khách hàng quan trọng. Bạn cũng nhận thức được hành vi của bạn tác động vào người khác.
Tuy nhiên, trong khi bạn có thể hiểu người khác và nhu cầu của họ - bạn phải nhớ cho riêng bạn! Đừng ngại khi tỏ lộ một cách trung thực những nhu cầu và cảm xúc này.
Trên thế giới cũng đã thừa sự cao đạo, nó không cần có thêm bạn nữa!
Hãy biết rằng, niềm đam mê của bạn cũng cần được tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động
Chúng ta phí thời gian trong vai trò của chính mình, thậm chí khi không có niềm vui hoặc sự hài lòng.
Cuộc sống chúng ta trở thành tẻ nhạt bởi những vụn vặt. Chắc chắn, việc quét nhà, rửa chén là cần làm; công việc phải được đáp ứng đúng thời hạn... nhưng chúng ta cũng cần phải dừng lại và tìm biết những gì sẽ cho chúng ta niềm vui lớn lao và ý nghĩa hơn.
Nếu chúng ta không thường nhắc nhở chính mình, chúng ta tự đánh mất mục đích của cuộc sống, chúng ta có nguy cơ trở thành thù địch và hoài nghi.
Hãy tự hỏi mình:
• Những tình huống thường tạo ra căng thẳng và stress cho bạn? Làm thế nào để bạn xử lý những tình huống này?
• Những suy nghĩ tiêu cực gì thường đến trong tâm trí của bạn? Chúng là những tưởng tượng hay sự thật trong thực tế?
• Bạn có e sợ khi chia sẻ nhu cầu và cảm xúc của bạn với những người khác?
• 3 điều gì là ý nghĩa lớn nhất trong cuộc sống của bạn?
Nếu bạn có chủ tâm với những điều này, bạn sẽ nâng cao được tiềm năng và sự tìm kiếm sẽ hiệu quả hơn cho hạnh phúc và thành tựu trong cuộc sống.
45 - 54 Xin chúc mừng! Bạn có trí thông minh cảm xúc rất cao.
Đây là tin tốt! Chỉ số EQ tính cho gấp đôi chỉ số IQ và kỹ năng kỹ thuật khi kết hợp trong việc xác định người xuất sắc. Cấp EQ của bạn có khả năng đã và sẽ là một trình điều khiển hiệu suất cao cho bạn trong nhiều năm nữa.
Trong khi bạn đang làm tốt, đừng quên dành thời gian thoát khỏi sự bận rộn ngày qua ngày để dừng lại và suy ngẫm về những ý nghĩa lớn nhất trong cuộc sống của bạn.
Nếu chúng ta không thường nhắc nhở chính mình, chúng ta tự đánh mất mục đích của cuộc sống, chúng ta có nguy cơ trở thành thù địch và hoài nghi.
55 - 60 Chúc mừng EQ đặc biệt của bạn! Chúng tôi rất ấn tượng!
Tuy nhiên, nếu bạn có số điểm trong phạm vi này thì: Hoặc là bạn có chỉ số rất cao trong trí tuệ cảm xúc hoặc rất thấp.
Sao lại có thể như thế? Bởi kết quả này có thể có từ mức độ kiến thức cao của bạn hoặc do sự thiếu hoàn chỉnh khi bạn phải tự nhận thức để đánh giá bản thân cho chính xác.
Vì lý do tự nhận thức là nền tảng năng lực của trí tuệ cảm xúc! Bạn có thể phải làm rõ từ một tư vấn khác như đồng nghiệp, bạn bè, hoặc thành viên gia đình để xác nhận điểm số của bạn.
Hoặc là bạn đã đánh giá điểm quá cao hoặc bạn phải có một chặng đường dài để vượt qua.
(Sưu tầm va copy tu: cms.vieclambank.com)
Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010
Bảo dưỡng Máy cắt trong bảo dưỡng hệ thống
Nhìn toàn cảnh bảo dưỡng hệ thống nhà máy, thì bảo dưỡng thiết bị là hết sức quan trọng. Trong đó, ACB cũng góp phần vào hệ thống. Tuy nhiên, dưới con mắt thông thường thì ACB hết sức đơn giản và ít ai quan tâm đúng mực đến việc bảo dưỡng kĩ lưỡng ACB, vì sự bền bỉ của nó.
Sự việc không còn đơn giản nữa khi ACB gặp sự cố. Việc cải thiện trục trặc sẽ bị thụ động vì khó phán đoán lỗi trong thời gian cho phép gấp gáp. Vì vậy, có 1 vài trao đổi về lợi ích bảo dưỡng ACB và phương án đề xuất bảo dưỡng là không phải thừa.
Như đã biết, mong muốn duy nhất của bất kì người quản lí nào cũng phải là tìm ra được điều kiện tối ưu của chi phí bảo dưỡng và hiệu suất hoạt động của hệ thống nói chung hay thiết bị nói riêng. Chương trình TPM đã được đưa ra để đánh giá định kì cho toàn hệ thống và cho từng thiết bị.
Và điểm tối ưu nhất được khuyên vẫn là tìm ra đặc tính và tuổi thọ từng thiết bị và hệ thống và lên lịch bảo trì cụ thể cho dù hệ thống có vấn đề hay không, vừa ngăn ngừa lỗi, vừa sử dụng hết hiệu suất thiết bị, hệ thống lại được hoạt động trơn tru. Bởi vì bạn không thể đợi thiết bị lỗi thật sự rồi mới nhúng tay vào, đúng là tối ưu về tiền cho việc chỉnh sửa thiết bị, nhưng bạn sẽ trả giá nặng nề cho việc mất thời gian sản xuất vào việc sửa chữa; Hay là tiên đoán lỗi xảy ra và ra tay trước, hệ thống hoạt động thật tốt, nhưng lại phí tiền vào phụ kiện hoặc thiết bị mới và cái cũ vừa bị bỏ đi_ cái mà bạn vẫn còn sử dụng chưa hết khả năng hay công suất, hơn nữa việc tiên đoán lại quá phụ thuộc vào thái độ chủ quan của con người. Hay vô tình một vài tình huống chủ quan lại đưa hệ thống vào trang thái may rủi.
Nói tóm lại, việc cụ thể hóa những gì trong chương trình bảo dưỡng phòng ngừa toàn phần và cụ thể hóa lịch cho nó là việc khó khăn nhất và quan trọng nhất mà bất kì người quản lí nào cũng phải đương đầu.
Ngoài ra, việc tối ưu bảo dưỡng này cũng góp phần không nhỏ vào chi phí trực tiếp hay gián tiếp cho việc tối ưu chi phí cơ bản của công việc kinh doanh của công ty.
Tương tự như vậy, vấn đề này bạn cũng phải cụ thể hóa trên ACB, thứ nhất: tìm hiểu kĩ thuật ACB, thứ hai: cụ thể lịch cho nó.
Thứ nhất: tìm hiểu kĩ thuật ACB: Sau 1 khoảng thời gian nhất định hay 1 số lần đóng cắt:
+ Cơ khí:
1. Phải kiểm tra độ lệch cơ khí của tiếp điểm chính.
2. Kiểm tra độ nảy của lò xo.
3. Hoạt động bình thường của các lẫy cơ, các tiếp điểm cơ điện, phụ kiện bảo vệ bằng cơ khí ( bảo vệ quá áp, thấp áp, cuộn đóng, cuộn cắt, moto nạp cho lò xo, ...)
4. Dầu bôi trơn.
5. Độ oxy hóa của tiếp điểm, phụ kiện, vỏ nhựa do môi trường.
+ Điện:
1. Kiểm tra và siết chặt các ốc vít tại các terminal, đầu nối.
2. Kiểm tra lại bộ bảo vệ bằng các chương trình.
3. Kiểm tra hoạt động điện các cuộn dây bảo vệ quá áp, thấp áp, moto nap.,...
Thứ hai: Sau khi nắm kĩ các yếu tố kĩ thuật, tuổi thọ của thiết bị. Ta phải lên lịch bảo dưỡng định kì cho thiết bị. Đưa ra các giải pháp thay thế định kì dự vào tuổi thọ.
Và điều quan trọng nữa là, tính đến chu kì sống của thiết bị sử dụng của hãng sản xuất đề ra, thường được gọi là LCM hay mức khả dụng trên thị trường_ nơi mà nhà máy đang lắp đặt. Dựa vào đây mà bạn phải lên kế hoạch thay thế cả thiết bị khi đến thời điểm hãng sản xuất không còn sản xuất nữa.
(LCM, bạn phải định vị được thiết bị mà bạn đang sử dụng đang ở phân đoạn nào trong chu trình làm mới sản phẩm của hãng sản xuất. Nó bao gồm: active, classic, limited và obsolete)).
Trên đây là những vấn đề cần thiết nên thông qua khi xúc tiến công việc liên quan đến bảo dưỡng, tối ưu hệ thống nói riêng hay tối ưu kinh doanh của công ty noi chung.
Ha Nguyenthanh
ha.nt@automationhcm.com http://automationhcm.com:8005/ http://automationvn.blogspot.com/
Thứ Ba, 31 tháng 8, 2010
The exciting meeting at the Karaoke room !
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)