Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2008
<>Niềm hy vọng !
<>Ngạn ngữ về tiền !
+ Thuyết trình hệ thống điều áp !!!
-->
- Bảo vệ đường ống:
- Bảo vệ động cơ:
- Duy trì lượng nước cấp với áp lực ổn định:
- Tạo ra khả năng tiết kiệm năng lượng từ hệ thống:
- Hoạt động bơm hoàn toàn tự động:
- Hệ thống hoạt động cảnh báo và an toàn:
+Lắp biến tần cho bơm dầu !!
Qua khảo sát của Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TPHCM (ECC), ở phần lớn DN sản xuất mì ăn liền, bơm dầu có nhiệm vụ vận chuyển tuần hoàn dầu chiên Short từ chảo chiên qua bình gia nhiệt (dùng hơi nước từ lò hơi). Động cơ bơm có công suất 22 KW.
Đo đạc thực tế cho thấy động cơ này thông thường chỉ hoạt động ở mức công suất 13,7 KW.Điều này cho thấy động cơ hoạt động ở mức rất non tải (62%). Một số thông số khác được ghi nhận: áp lực dầu đầu vào: 0,92 Mpa; áp lực dầu đầu ra: 0,88 Mpa; nhiệt độ dầu cài đặt: 1770C; nhiệt độ thực: 1720C; nhiệt độ dầu chảo chiên là: 1580C; góc mở của van điều khiển: 95%. Các chuyên viên của ECC đã thí điểm ở một DN bằng cách lắp một inverter (biến tần) điều khiển động cơ bơm. Mục đích là giảm tối đa điện năng tiêu thụ cho động cơ mà vẫn duy trì được các thông số kỹ thuật theo yêu cầu bắt buộc của quy trình.
Qua thực tế, việc lắp biến tần cho một dây chuyền có vốn đầu tư khoảng 35 triệu đồng, số tiền tiết kiệm điện được mỗi năm là 25.456.000 đồng.
Như vậy, chỉ sau 16 tháng, vốn đầu tư được thu hồi. Nếu DN có khoảng 5-7 bơm dầu thì hiệu quả rất cao. Sử dụng hơi để sấy Hiện tại, hầu hết DN sản xuất mì ăn liền đều sử dụng tủ sấy điện để sấy tôm khô, hành, tỏi khô. Thông thường tủ có năng suất sấy 10 kg nguyên liệu đầu vào cho một mẻ sấy. Hiện nay do tủ sấy đã quá cũ nên công ty dự định đầu tư một tủ sấy mới với năng suất sấy lớn hơn, khoảng 50 kg nguyên liệu đầu vào cho một mẻ sấy. Tăng năng suất nhằm cung cấp nguyên liệu cho chính công ty và sấy gia công thêm cho nhu cầu bên ngoài.
Trước thực trạng này, các chuyên viên ECC đã kiến nghị đầu tư một tủ sấy mới có năng suất sấy 50 kg cho một mẻ, có bộ phận gia nhiệt là dàn calorifer sử dụng hơi nước áp suất 10 bar từ lò hơi, thông qua hệ thống phân phối hơi có sẵn. Việc sử dụng hơi để sấy sẽ giúp tiết kiệm chi phí về năng lượng cho quá trình sấy do giá dầu FO thấp hơn so với giá điện năng. Dự toán cho thấy chi phí đầu tư một tủ sấy 50 kg sử dụng điện là 70.000.000 đồng và trong trường hợp đầu tư tủ sấy sử dụng hơi thì tổng chi phí là 85.000.000 đồng. Như vậy, chi phí đầu tư thêm trong trường hợp chọn tủ sấy hơi khoảng 15.000.000 đồng.
Thời gian hoàn vốn của giải pháp được tính dựa trên mức chi phí phát sinh thêm này và chi phí năng lượng tiết kiệm được hằng năm.
Mặt khác, chi phí năng lượng phụ thuộc hoàn toàn vào thời gian vận hành tủ nên thời gian hoàn vốn sẽ càng ngắn khi thời gian vận hành tủ càng nhiều. Nếu lấy mức tối thiểu là mỗi ngày sấy 5 mẻ thì thời gian hoàn vốn là 21 tháng. Trung bình 10 mẻ sấy mỗi ngày chỉ mất 10 tháng là hoàn vốn đầu tư. Còn nếu sấy đến 15 mẻ mỗi ngày thì sau 7 tháng là hoàn vốn. Thực tế hiện nay, mỗi doanh nghiệp đều có máy sấy sử dụng điện công suất nhỏ. Nếu các doanh nghiệp này liên kết lại, đầu tư máy sấy lớn sử dụng hơi thì hiệu quả sẽ rất cao.
Nguồn: “Theo tin từ Trung tâm TKNL TP.HCM“
+ Tiết kiệm năng lượng trong hệ thống quạt trong tháp làm lạnh HVAC
Thông thường các loại tháp làm lạnh có nhiều dãy quạt hút liên tiếp nhau, mỗi dãy cung cấp cho 1 ngăn làm lạnh. Trong mỗi ngăn, quạt sẽ đẩy không khí ra bên ngoài bao gồm cả bụi nước, làm cho hơi nóng bị hấp thụ vào nước. Bằng cách thay đổi tốc độ điều khiển, năng lượng được tiết kiệm đến 60%. Nếu trường hợp sử dụng motor 100kW với thời gian là 4000h/ năm, thì:
1. Năng lượng tiết kiệm: khoảng 200,000 kWh/ năm
2. Các lợi ích khác:
+ Công suất động cơ ảnh hưởng trở lại nguồn giảm.
+ Điều khiển HVAC tốt hơn.
+ Giảm các vấn đề về nguồn cấp và độ bào mòn cơ khí.
Ks.Nguyễn Thanh Hà
----------------------------------------------------------------------------------------------
+ Tiết kiệm năng lượng cho cầu trục và tái tạo năng lượng AC
- Điều khiển nhanh, chính xác, hiệu quả quá trình di chuyển cầu trục sẽ làm giảm gánh nặng cho hệ thống và người vận hành.
- Trong các loại cầu trục hiện đại, Bộ điều khiển tái tạo năng lượng AC thường dùng vào việc điều khiển 3 hướng của cầu trục.
- Yêu cầu khắt khe nhất là di chuyển nâng hàng lên và sẽ tiết kiệm năng lượng vào việc tái tạo năng lượng khi cầu trục thắng.
1. Hiệu quả tiết kiệm năng lượng: khoảng 30% Công suất hữu ích.
Tức là giảm hao phí tiền điện mỗi năm 30%.
2. Các lợi ích khác:
+ Độ an toàn được cải tiến.
+ Hoạt động nhanh hơn, di chuyển nâng hàng nhẹ và êm.
+ Thời gian hoàn vốn đầu tư thiết bị khoảng 1 năm.
+ Giá thành bảo dưỡng định kì giảm.
Ks.Nguyễn Thanh Hà
Thứ Tư, 3 tháng 9, 2008
>> Robinho: may cho Real Madrid hay Robinho?
Thị trường chuyển nhượng mùa hè đã khép lại và quân domino nổi đình nổi đám nhất thời gian qua - Robinho cũng đã chính thức có mặt tại Premiership. Nhưng Robinho đã không đến Chelsea mà lại bất ngờ cập bến Manchester City - cú sốc lớn nhất trên thị trường chuyển nhượng năm nay.
Cách đây hai ngày, Robinho đã gây náo động tại Tây Ban Nha bằng tuyên bố muốn gia nhập Chelsea trong cuộc họp báo do mình tự tổ chức. Với những tuyên bố đó và cũng với những lời chỉ trích nhắm vào BLĐ Real Madrid, Robinho xem như đã tự loại mình khỏi ngôi nhà Real và việc anh cuốn gói rời khỏi sân Bernabeu chỉ còn là vấn đền thời gian.
Không chỉ có những tuyên bố gây sốc của Robinho, những động thái gần đây của Chelsea (tăng giá Robinho lên 37 triệu euro) càng khiến người hâm mộ tin vào khả năng Real Madrid sẽ sớm tống khứ tiền đạo này khỏi sân Bernabeu. Tuy nhiên, tất cả những nhận định và phân tích của giới chuyên môn cũng như báo giới đều đã "việt vị" khi Real Madrid chấp nhận để Robinho ra đi nhưng là đến Manchester City chứ không phải Chelsea...
Đây là một quyết định gây "sốc" lớn trên thị trường chuyển nhượng nhưng nếu suy xét kỹ, ta lại thấy đó là một quyết định hoàn toàn sáng suốt của Real Madrid. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy là do những nguyên nhân sau đây:
1. Lý do đầu tiên khiến Real Madrid từ chối bán Robinho cho Chelsea là vấn đề tiền bạc. Xét về mặt tài chính Chelsea không hề thua kém bất kỳ đội bóng nào, thậm chí còn vượt trội hơn tất cả bởi họ có được sự hậu thuẫn đặc biệt từ túi tiền không đáy của tỉ phú Abramovich. Vì thế khi Real đòi mức giá 45 triệu euro cho Robinho, mọi người đều cho đó là một con số quá nhỏ và Chelsea sẽ có được Robinho nếu họ muốn.
Tuy nhiên, do quá chủ quan trước tình hình (không CLB nào theo đuổi Robinho và bản thân cầu thủ này cũng muốn đầu quân cho Chelsea) nên Chelsea đã thất bại khi Man City bất ngờ nhảy vào cuộc. Ở khía cạnh này (tiền bạc), đội bóng thành Manchester chưa chắc bằng được với Chelsea nhưng bù lại họ chấp nhận chịu chi (ra giá 40 triệu euro, hơn 3 triệu so với Chelsea) nên đã thuyết phục được Real nhả Robinho dù họ là người đến sau.
2. Lý do thứ hai khiến Real Madrid từ chối để Robinho gia nhập Chelsea là họ phá đám. Đối với các nhà lãnh đạo Real Madrid, Robinho không phải là cầu thủ quan trọng nên họ hoàn toàn có thể để cầu thủ này ra đi nếu được giá.
Robinho nhất quyết ra đi và anh đã làm đủ mọi cách để được rời khỏi Real Madrid - giống như cách mà anh đã từng thể hiện tại Santos trước khi chuyển sang đầu quân cho Real Madrid (năm 2005). Thời điểm đó, Robinho được Real Madrid chống lưng nên anh đã không ngần ngại "chống phá" Santos để được chuyển sang đầu quân cho Real, và cuối cùng ước muốn của anh đã thành sự thật khi đội bóng hoàng gia Tây Ban Nha chấp nhận trả Santos 24 triệu euro.
Nên khi Robinho tái diễn lại kịch bản cũ (quậy phá tại CLB cũ để được ra đi), Real Madrid thừa hiểu Chelsea đã đứng sau và lặp lại kịch bản cũ. Bán Robinho sang "Man xanh" xem như Real bắn một viên đạn trúng hai đích. Vừa cho Chelsea thấy rằng điều gì cũng phải điều nghiên thật kỹ, tiền bạc là quan trọng nhưng phải biết "bắn" đúng nơi, đúng chỗ. Robinho sang "Man xanh", xem như Chamoipns league năm nay anh sẽ không thể là một đối tượng nguy hiểm.
3. Real Madrid không chấp nhận để Robinho sang Chelsea là họ không muốn tăng thêm sức mạnh cho đối thủ này. Chelsea đang nhắm Champions League như một đích đến rõ nhất mùa này bởi đó là danh hiệu duy nhất còn thiếu dưới triều đại của chủ tịch Abramovich. Và để đạt được mục đích, tỉ phú Abramovich đã không ngần ngại trảm "người đặc biệt" để đưa cáo già Felipe Scolari về sân Stamford Bridge với hi vọng tài năng của HLV Brazil này sẽ đưa Chelsea lên ngai vàng bóng đá châu Âu.
Với những lý do trên, có thể khẳng định thương vụ Robinho dù gây sốc nhưng đó lại là một nước cờ khôn ngoan và hoàn toàn chính xác của đội bóng hoàng gia Tây Ban Nha. Và với sự khôn khéo của mình, Real Madrid không chỉ tống khứ được cục nợ Robinho mà họ còn thu về được món hời lớn từ thương vụ mua bán này (lời 15 triệu euro so với số tiền bỏ ra mua Robinho cách đây ba năm).
Còn Robinho, hẳn anh đã rất khôn khéo khi trả lời báo chí trước đây: "Lý trí tôi hướng về Chelsea", may mà không phải là trái tim. Chẳng ai muốn mua về một cầu thủ mà trái tim của anh ta thuộc về nơi khác.
T.VĨ
( Theo Tuoi tre Online)